MẮM RUỐC MIỀN TRUNG

MẮM RUỐC MIỀN TRUNG
Chúng tôi tin rằng một đất nước chỉ phát triển một cách bền vững khi những giá trị truyền thống được lưu giữ và phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và chúng tôi cũng tin rằng dân ta, ai cũng xứng đáng được dùng những sản phẩm ngon, chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Chính vì vậy chúng tôi làm việc không mệt mỏi để đưa đến cho bạn sản phẩm Nước Mắm mang hương vị khác biệt. Đó chính là linh hồn văn hóa ẩm thực của người Việt. Người Pháp coi rượu là “quốc hồn quốc túy” thì Việt Nam cũng xem Nước Mắm tương tự như vậy. Cũng giống như người Pháp xem sữa và Phô mai của họ là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, hay người Hàn xem Kim Chi là thương hiệu ẩm thực của xứ sở của họ và cả thế giới đều nghĩ về đất nước này khi nhắc đến hai từ “Kim Chi”. Và chúng tôi cũng mong muốn thế giới sẽ biết đến đất nước ta, là đất nước của “Mắm”. Với hương thơm nồng nàn của cá, hoà quyện với vị mặn nồng của biển cả. Từng giọt nước mắm mang trong mình linh hồn của biển, và một cái gì đó của vị “Mặn Mà Tình Mẹ”. Mà những người con xa quê của dải đất biển miền Trung nắng gió, sẽ luôn gợi nhớ về ký ức tuổi thơ, về những bữa cơm của Mẹ ngào ngạt mùi vị đậm đà của Mắm. Và đây, chúng tôi mang đến loại Nước Mắm chứa đựng tất cả những điều chúng tôi tâm huyết vào tay bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được trải nghiệm thực sự về “Mắm”. Công Ty TNHH MTV TM Đại Phát Gia Lai Địa chỉ: 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, T.Gia Lai Điện Thoại: 02693888777 - 090 191 00 57 E - Mail: daiphatgialai@gmail.com Tài khoản: 029 10000 80005. Ngân hàng CP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) Chủ TK: Nguyễn Thanh Bình.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

MẮM RUỐC LÀ GÌ? MẮM RUỐC KHÁC MẮM TÔM NHƯ THẾ NÀO?

Mắm ruốc là một dạng mắm làm từ ruốc (một loài tôm nhỏ). Tuy nhiên, màu sắc và mùi vị không giống với mắm tôm. Mắm ruốc không tanh như mắm tôm và dùng trong các món ăn rất đặc trưng như bún bò Huế…


Mắm ruốc kho
Mắm ruốc được chọn từ Ruốc tươi, to con đem xào sơ với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi rải đều ra nong nia, phơi chừng một giờ rồi cho vào cối đá quết thật nhuyễn với muối trắng mịn theo công thức 3 ruốc 1 muối. Xong, cho ra rổ rá, bên dưới có thau hứng nước ruốc . Rắc thêm một lớp mỏng muối bột, đậy vải cho kín. Mắm lên men chua, thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi thơm là mắm đã chín, ăn được. Muốn ruốc thật thơm ngon cần thêm gia vị.  Mắm ruốc để ăn không với cơm cũng ngon.

Mắm ruốc khác mắm tôm như thế nào?


Mắm tôm

 Sử dụng: Mắm ruốc được sử dụng rộng rãi ở miền Trung và miền Nam trong khi mắm tôm được người miền Bắc rất yêu thích. 
 Thời gian ủ: Mắm ruốc được ủ ít nhất 6 tháng, mắm tôm ủ trong vòng khoảng 1-3 tháng nên mùi vị rất khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy khi mắm ruốc được ủ trong thời gian dài thì amino acid được phân hủy hoàn toàn, tạo ra protein dễ tiêu hóa, tốt cho cơ thể.
Đại diện Mắm Ruốc Hương Thanh -  Nhơn Lý tại Gia Lai.
Doanh Nghiệp Tư Nhân Đại Phát.
Địa chỉ: Số 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku
Hotline: 0593.888.777 – 0935.900.351
F: www.facebook.com/VuaNuocMam
Website: www.daiphat.vn

Hũ mắm và người miền Trung...

Chén mắm nhắc nhớ quê nghèo, nhắc nhớ tuổi thơ bươn chải mưu sinh như con cá biển quê mình, gắp miếng dưa cà, lát thơm giòn rụm nhớ góc vườn quê khét nắng...




Mắm cá cơm

Chuyện cá, chuyện biển đang là thời sự của mấy tháng qua.
Dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... thiếu cá biển thèm đã đành, nhiều người dân gốc xứ vùng này ở Sài Gòn hay Hà Nội dù ly hương nhưng vẫn kêu thèm con cá biển quê nhà.
Bởi dù sống xa quê nhưng với nhiều người, con cá biển quê vẫn được đóng vào thùng xốp ướp đá, theo những chuyến xe đường trường về tận trong căn bếp người ly hương. Ô hay, con cá biển miền Trung cũng là cá, cớ sao quay quắt nhớ với thèm?
Hóa ra cũng là cá, nhưng con cá biển miền Trung khác với cá các vùng biển khác. Không riêng cá biển mà cá sông miền Trung cũng thế.
“Hằng mắm ruốc” - cô gái tốt nghiệp thạc sĩ ở Úc, từ bỏ luôn học bổng học tiếp lên tiến sĩ để về quê làm mắm, bán mắm - đã nhập môn cho tôi về chuyện vì sao con cá miền Trung lại ngon:
Quê nghèo miền Trung không có những châu thổ mỡ màu, nhưng chính những con sông chảy xiết (vì thế nên xanh trong) đã cho xứ sở này những đặc ân không vùng đất nào có được.
Dòng sông nước xiết, không nhiều phù sa để con cá sông quê kiếm nhiều phù du, vì thế mà phải quẫy đạp lội bơi nhiều hơn con cá của những dòng sông khác.
Bởi thế mà cũng một loài cá ấy, nhưng con cá trên dòng sông miền Trung săn chắc hơn, thơm ngon hơn, như một đền bồi cho “cái tội” không ăm ắp phù sa bồi tưới ruộng đồng.
Rồi khi dòng sông đổ ra biển, vùng biển cuối sông cũng không nhiều thức ăn cho cá như những con sông của vùng châu thổ hai đầu đất nước.
Chính những vùng biển mà cửa sông đổ ra hiếm hoi phiêu sinh vật, phù du... nên điều kiện sống của con cá vùng biển miền Trung cũng khắc nghiệt hơn, con cá bơi lội kiếm ăn vất vả hơn!
Vì kiếm ăn vất vả nên cá phải bơi lội nhiều, bơi lội nhiều nên thịt cá chắc hơn, thơm hơn, ruột cá không có nhiều bùn như cá ở vùng biển có cửa sông giàu có phù sa.
Chính nhờ ruột cá ít bùn, thịt cá săn chắc nên con cá biển quê miền Trung khi được đánh bắt về ủ làm mắm thì chất lượng nước mắm ngon hơn, độ đạm cao hơn (từ sông ra bể, từ chuyện cá nghĩ qua chuyện người.
Nghe chuyện con cá biển quê nhà mà sao giống phận đời người quê xứ miền Trung đến vậy!).
Cũng vì quê nghèo khắc nghiệt nên “dự trữ chiến lược” của người miền Trung luôn có thêm... hũ mắm.
Dân xứ này có thành ngữ “hũ mắm đầu giàn”, có nhiều cách hiểu, nhiều cách ví von, nhưng thông dụng nhất vẫn hàm chứa ẩn ý về một thứ của để dành, quý giá và dễ vỡ.
Nhất là những cậu con trai độc đinh của gia đình, của dòng họ. Trong một xã hội vốn còn trọng chuyện nối dõi tông đường, vậy mà đứa con gánh nhiệm vụ trọng đại ấy không ví như vàng bạc châu báu kim cương mà lại ví với... hũ mắm!
Bảo rằng: “Thằng đó là “hũ mắm đầu giàn” của nhà ông A, bà B” là đủ hiểu rằng cậu con trai ấy rõ là con một, là nối dõi thừa tự, là cẩn thận gìn giữ kẻo vỡ! Nôm na là như thế.
Nhưng thật ra ông bà mình xưa luôn hàm chứa sự thâm hậu trong những so sánh nôm na. Ví đứa con nối dõi hiếm hoi là hũ mắm, vậy hẳn hũ mắm này quý hơn tiền muôn bạc vạn, nhưng vì sao lại là hũ mắm?
Quê nghèo xứ khó, đắp đổi cả một mùa giá rét, dân miền Trung thường kiếm dưa cà dưa quả, thêm ít cá nục cá trích... từ dạo mùa hè rồi ướp cá, đem ủ phơi ngoài nắng qua vài ba tháng mới thành hũ mắm dành dụm ngày đông tháng giá đắp đổi những bát cơm độn sắn độn khoai.
Tôi quen biết nhiều đồng hương miền Trung nay thành đại gia giữa Sài Gòn, dù bữa ăn có đầy cao lương mỹ vị nhưng không thể thiếu chén mắm.
Chén mắm nhắc nhớ quê nghèo, nhắc nhớ tuổi thơ bươn chải mưu sinh như con cá biển quê mình, gắp miếng dưa cà, lát thơm giòn rụm nhớ góc vườn quê khét nắng...

Lòng lợn non và thịt xào mắm ruốc của người miền Trung

Những con ruốc nhỏ xíu chế biến thành mắm dùng làm gia vị nêm nếm, ăn ngay hoặc xào với thịt ba chỉ được nhiều người ưa chuộng khi đến miền Trung.

Đến với mảnh đất miền Trung nắng gió, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn rất dân dã nhưng có thể khiến bạn nhớ mãi.
Lòng non luộc chấm với mắm ruốc
Nguyên liệu để làm nên món ăn này rất đơn giản gồm lòng non chấm mắm nhưng lại khác biệt bởi mắm ruốc đặc trưng của người miền Trung.
Để món ăn ngon đúng điệu, lòng non được làm sạch, rửa qua với nước lạnh rồi đổ chút rượu trắng, giấm vào để trong vòng 10 phút cho lòng có màu trắng, khi ăn sẽ cảm nhận được vị giòn sật.

Lòng non luộc chấm mắm ruốc sẽ "đốn tim" nhiều thực khách khi đến miền Trung


Lòng cho vào luộc cùng với chút gừng giã dập để có vị thơm, một chút cay nhẹ. Món ăn sẽ không thể hoàn hảo nếu thiếu thứ nước chấm mắm ruốc được pha cùng với tỏi, ớt, đường và vắt chanh vào cho tới khi mắm sủi bọt.
Chấm ngập miếng lòng non vào bát mắm ruốc, cảm nhận vị ngọt, giòn sật thoang thoảng hương thơm của gừng, ăn mãi không ngán. Món ăn này sẽ ngon hơn nếu bạn dùng kèm vài lát dưa chuột hay cà chua.
Thịt xào mắm ruốc


Thịt xào mắm ruốc đặc trưng ở miền Trung

Mắm ruốc xào thịt ba chỉ rất dân dã nhưng lại là món ăn "gây thương nhớ" cho bất kỳ thực khách nào lần đầu thưởng thức.
Thường mắm ruốc miền Trung có màu hơi nhạt, dùng để chưng với thịt rất ngon. Những miếng thịt ba chỉ tươi ngon được thái thành miếng mỏng, sau khi phi hành tỏi và sả cho dậy mùi, người chế biến bỏ thịt ba chỉ vào xào cho săn lại.
Khi thịt chín mới bắt đầu cho mắm ruốc vào cùng một chút đường, ăn cùng với cơm nóng. Bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của mắm ruốc lẫn trong từng thớ thịt. Món ăn cũng sẽ rất ngon nếu bạn ăn kèm vài lát dưa chuột hay cà chua.

Lòng non luộc chấm với mắm ruốc

Đối với người miền Bắc, mắm tôm là món ăn đặc trưng chấm kèm thì người miền Trung lại có mắm ruốc. Mắm ruốc có thể làm gia vị khi nấu canh, hoặc ăn kèm với lòng non làm món nhắm rất ngon.
Nguyên liệu:
- 1 bộ lòng non (300g)
- 2 thìa canh mắm ruốc
- 1 nhánh gừng
- Giấm, chanh, rượu trắng và muối
- Đường, tỏi, ớt
- Rau răm, rau thơm, húng lìu, dưa leo.
Cách làm:
- Lòng non rửa qua với nước lạnh. Đổ rượu trắng, giấm vào thố lòng non. Để yên khoảng 15 phút.
- Rửa lại nước cho thật sạch, tiếp theo đổ vào thố lòng non khoảng hai thìa nhỏ muối, chà kỹ một lần nữa để lòng non bay hết mùi hôi. Tiếp tục rửa lại một lần cho sạch.
- Gừng để nguyên vỏ, giã thô hoặc thái lát.
- Đổ nước lạnh ngập mặt lòng, thêm gừng vào, đun sôi, luộc chín.
- Vớt lòng non ra đĩa, thái lát vừa ăn.
- Tỏi, ớt giã nhuyễn.
- Mắm ruốc đổ vào bát, thêm vào khoảng ba thìa canh nước lọc và một thìa nhỏ đường, dùng thìa khuấy tan.
- Vắt chanh vào bát mắm ruốc, vừa vắt vừa khuấy đến khi sủi bọt. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Rau răm, rau thơm, húng lìu, dưa leo rửa sạch.
- Dưa leo cắt thành từng lát xéo.
- Xếp tất cả các loại rau vào đĩa, xếp dưa leo và lòng non. Ăn kèm với mắm ruốc đã pha.

Mắm ruốc xào thịt ba chỉ dùng lâu vẫn thơm ngon

Chỉ cần cho vào tủ mát, một hủ mắm ruốc xào thịt có thể để hàng tháng mà không ảnh hưởng đến mùi vị thơm ngon.
Con ruốc, miền Bắc gọi là moi, miền Nam có nơi gọi là khuếch, đây là loài giáp sát trông như con tép nhưng nhỏ hơn nhiều lần. Ruốc sống ở môi trường nước lợ hoặc nước mặn, chúng có mặt suốt dọc bờ biển nước ta. Mùa ruốc ở mỗi vùng mỗi khác, thường từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3 năm sau. Do con nhỏ li ti, ruốc thường dùng ăn tươi, phơi khô hoặc làm mắm.
Mắm ruốc mỗi miền có cách làm khác nhau, nhưng nhìn chung đều có vị mặn và mùi đặc trưng. Mắm ruốc miền Nam có màu nâu tím, ruốc miền Trung có màu nhạt hơn. 
Tại miền Nam, mắm ruốc thành phẩm thường được dùng làm gia vị nêm nếm, ăn ngay, hoặc chế biến, trong đó mắm ruốc xào thịt ba chỉ là món được nhiều người ưa chuộng bởi vừa ngon miệng vừa bảo quản được lâu.

Mắm ruốc xào thịt ba chỉ là món ăn có vị đậm đà ăn rất ngon cơm.

Nguyên liệu:
- Mắm ruốc mua loại có đóng hộp hoặc bao bì, có thương hiệu, địa chỉ sản xuất. Cần chọn mua ở những cửa hàng cửa sạch sẽ, bảo quản thoáng mát. Mắm ruốc ngon sẽ không quá mặn, không bị lẫn cát. Chỉ cần 300 gram có thể đủ chế biến cho 4 người ăn cả ngày. Muốn làm nhiều để ăn dài ngày, có thể chuẩn bị khoảng 1 kg mắm nguyên chất.
- Các loại nguyên liệu phụ gồm: Thịt ba chỉ (miền Nam gọi là thịt ba rọi), nhớ chọn ba chỉ có đủ da thịt mỡ, đừng chọn thịt có quá nhiều mỡ; hành tím xắt nhuyễn, sả bằm, tỏi, ớt. Gia vị gồm đường, bột ngọt, sa tế. Lưu ý chọn sả tươi, có thể mua cây về bằm để tránh sả cũ có mùi hôi.
Cách làm:
- Mắm ruốc nguyên chất pha với nước sạch tạo thành dung dịch loãng (lưu ý nên cho nước vào kha khá, tránh quá đặc sẽ dễ bị cháy khi xào).
- Thịt ba chỉ rửa sạch cắt miếng mỏng vừa cho ra tô. 
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn vào đến khi dầu sôi thì cho hành tím xắt nhuyễn, ớt bằm, tỏi bằm, sa tế và sả tươi bằm vào. Xào đến khi nghe mùi thơm thì cho thịt ba chỉ vào xào cùng. Tiếp tục xào đến khi thịt hơi vàng thì cho mắm ruốc vào rồi khuấy đảo liên tục. 
Để mắm ruốc có vị vừa ăn, cho đường cát và bột ngọt. Sẽ không có liều lượng cụ thể bởi mỗi gia đình có một khẩu vị riêng. Đầu bếp có thể cân nhắc độ ngọt mặn tùy theo khẩu vị của gia đình mình. Sau khi nêm gia vị, tiếp tục xào đến khi chảo mắm cô lại sền sệt, có thể cho sa tế hoặc ớt tươi bằm nhuyễn vào cho có vị cay.
Một lưu ý nhỏ. Mắm ruốc khi xào rất bắn, chính vì thế người chế biến nên mang găng tay, đeo tạp dề và chấp nhận chịu khó lau chùi bếp sau khi chế biến.
Mắm ruốc xào thịt ba chỉ để nguội ăn với cơm nóng. Sẽ rất ngon miệng khi ăn kèm dưa chuột hoặc cà chua. Mắm ruốc xào thịt ba chỉ tiện dụng ở chỗ có thể cho vào hộp có nắp đậy kín, sau đó cho vào tủ mát, mỗi lần ăn chỉ cần múc ra chén đi hâm nóng. Với cách bảo quản này, một hủ mắm để hàng tháng vẫn thơm ngon.
Thiên Chương

Cơm chiên mắm ruốc

Đĩa cơm chiên mắm ruốc là khúc biến tấu của món Huế, hấp dẫn hơn so với các loại cơm chiên truyền thống.


Chút mắm ruốc sẽ giúp món cơm thêm đậm đà, khi ăn trộn chung cơm với trứng, thịt, tôm khô và đừng quên vắt thêm tí cốt chanh sẽ đem đến cho bạn một hương vị hoàn toàn mới.

Nguyên liệu:
- 100 g thịt xay
- 2 quả trứng, một ít tôm khô
- 20 g mắm ruốc Huế.
- 1 bát cơm nguội
- Tỏi xay, hành tím, hành lá thái nhuyễn
Cách làm:
- Tôm khô ngâm với nước nóng để tôm nở, dầu nóng cho tôm vào chiên sơ sau đó cho ra bát.
- Thịt xay ướp chung với 1 muỗng bột nêm và đem xào chín.
- Trứng đánh đều đem đi chiên vàng.
- Vẫn dùng chiếc chảo ấy, cho dầu tỏi vào phi vàng tiếp đến cho mắm ruốc xào đều.
- Trút toàn bộ phần cơm nguội vào xào chung, vì mắm ruốc đã có vị mặn nên phải nêm chung với một muỗng đường để cân bằng gia vị. Sau 5-7 phút, bỏ hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp.
- Cho cơm ra đĩa và xếp trứng, thịt xay, tôm khô trộn đều khi ăn.
Tuyết Nguyễn

4 món ngon từ mắm ruốc của người miền Trung

Nếu như người miền Bắc thường chuộng nước mắm thì người miền Trung lại rất thích mắm ruốc để làm nước chấm hay xào, kho thịt.

1. Thịt xào mắm ruốc


Một ít thịt lợn biến tấu cùng mắm ruốc là bạn đã có món ăn đậm đà thích hợp cho bữa cơm gia đình vào những ngày mưa gió.

Nguyên liệu:
- 500 g thịt ba rọi
- 1/2 chén mắm ruốc
- 1 chén sả bằm
- Ớt hiểm, hành tím
- Đường cát

Mắm ruốc có thể làm gia vị khi nấu canh, hoặc ăn kèm với lòng non làm món nhắm rất ngon.
Nguyên liệu:
- 1 bộ lòng non (300 g)
- 2 thìa canh mắm ruốc
- 1 nhánh gừng
- Giấm, chanh, rượu trắng và muối
- Đường, tỏi, ớt
- Rau răm, rau thơm, húng lìu, dưa leo.


Đĩa cơm chiên mắm ruốc là khúc biến tấu của món Huế, hấp dẫn hơn so với các loại cơm chiên truyền thống.
Nguyên liệu:
- 100 g thịt xay
- 2 quả trứng, một ít tôm khô
- 20 g mắm ruốc Huế.
- 1 bát cơm nguội
- Tỏi xay, hành tím, hành lá thái nhuyễn.

Thịt ba chỉ và thịt bò bắp được kho cùng với sả, mắm ruốc, thêm ớt ăn cay cay được kho khô. Bạn có thể kho nhiều và để dành trong tủ lạnh ăn dần.
Nguyên liệu:
- 150 g thịt ba chỉ
- 150 g thịt bò bắp
- 3 thìa nhỏ mắm ruốc
- 100 g sả xay
- Hành hương, đường, nước mắm.